(http://phamquanglap.blogspot.com) CV Xin Việc cho Sinh Viên mới ra trường, CV hay cho mọi đối tượng luôn. Bài viết sưu tầm những mẫy CV hay trên mạng!!! Trước khi đến với những mẫu CV hay, chuẩn và đẹp thì chúng ta bắt đầu tìm hiểu rõ hơn về CV xin việc trước nhé
CV là viết tắt của cụm từ “Curriculum Vitae”, tức là sơ yếu lý lịch. Đọc đến đây bạn có thể nhầm lẫn nó với Sơ yếu lý lịch tự thuật thường hay bán ở những cửa hàng văn phòng phẩm thông thường.
Bỏ qua các yếu tố khai báo về cha mẹ, người thân…, CV thực chất là một bản tóm tắt về quá trình học tập, kinh nghiệm làm việc, quá trình nghiên cứu và những kỹ năng chuyên môn của bạn một cách ngắn gọn và đầy đủ.
MỤC ĐÍCH CỦA MỘT CV
CV xin việc của bạn là một công cụ tiếp thị. Nó cần phải chứng minh được:
- Đó là bạn là ứng viên thích hợp
- Bạn có thể đáp ứng được công việc và các yêu cầu của công ty
- Bạn có trình độ chuyên môn và giáo dục
- Bạn có đủ kinh nghiệm và kỹ năng
- Bạn có trình độ và tính chuyên nghiệp cho công việc
TRÌNH BÀY CV
- Thông tin liên hệ
- Mở đầu bằng vị trí ứng tuyển
- Danh sách các kỹ năng quan trọng
- Danh sách kỹ kỹ năng phần mềm, vi tính, ngoại ngữ
- Thông tin cá nhân/tổng quan về sự nghiệp
- Trình độ học vấn
- Quá trình làm việc/tình nguyện/Các vị trí công việc
- Tài liệu tham khảo/người tham khảo (giới thiệu)
Tất nhiên, không phải mọi thứ trong danh sách này đều phải xuất hiện trên CV của bạn, và thứ tự có thể thay đổi tùy thuộc vào từng vị trí công việc.
Điều quan trọng nhất là hãy để các thông tin hữu ích nhất ở vị trí xuất hiện đầu tiên. Ví dụ, nếu giáo dục hoặc bằng cấp của bạn không liên quan cụ thể đến công việc, hãy để ở phía cuối hồ sơ, đẩy những thông tin có liên quan đến công việc hoặc kỹ năng lên trên.
CÁCH VIẾT CV XIN VIỆC CHUẨN
Không có một quy định hay định dạng nhất định nào cho một bản CV. Bên cạnh những cách trình bày truyền thống dạng văn bản với chỉ chữ, gạch đầu dòng… hiện nay có rất nhiều những mẫu hay được trình bày thậm chí thiết kế một cách đẹp mắt và ấn tượng. Tùy vào ngành nghề và công ty mà bạn nộp đơn xin việc để lựa chọn cho mình mẫu CV thích hợp. Ví dụ như bạn xin việc ở một cơ quan nhà nước thì tất nhiên không thể dùng những CV kiểu hiện đại, màu mè hay phá cách như hình minh họa ở trên được.
Về cơ bản thì CV gồm những phần như sau:
Cá nhân/Thông tin liên hệ: Cung cấp họ tên, ngày tháng năm sinh, số điện thoại, địa chỉ liên lạc của bạn.Bối cảnh học tập: phần này không nhất thiết phải liệt kê từ bậc phổ thông, bạn chỉ cần đề cập tới bằng Đại học chuyên ngành nào? Và bậc sau Đại học như Thạc sĩ, Tiến sĩ…Bằng cấp hoặc chứng chỉ liên quan: ví dụ như chứng chỉ tiếng Anh TOEFL, TOEIC… chứng chỉ SEO…Kinh nghiệm làm việc: nêu tóm tắt quá trình làm việc của bạn ở công ty nào, đảm nhiệm vị trí nào, trách nhiệm chuyên môn là gì? Liệt kê theo thời gian từ gần nhất tới xa nhất hoặc ngược lại. Nếu là sinh viên chưa đi làm thì bạn có thể không có mục này mà hãy nhấn mạnh vào phần học tập và kỹ năng.Kỹ năng và trình độ chuyên môn: nếu ra những gì là điểm mạnh của bạn như giao tiếp tiếng Anh thành thạo như người bản địa hoặc từng đàm phán thành công 100% hợp đồng mua bán nhà ở với khách hàng… Ứng tuyển vị trí nào thì bạn nên nhấn mạnh vào kỹ năng hoặc chuyên môn của mình hoàn toàn phù hợp với vị trí đấy. Nếu bạn “khoe” rất nhiều mà lại không có gì cần cho công việc đó thì cũng không có ích gì, thậm chí còn dẫn đến lan man dài dòng, mất điểm với doanh nghiệp tuyển dụng.Sở thích cá nhân: Không có gì là sai khi bạn đưa vào CV một vài sở thích cá nhân của mình. Ví dụ như một người có sở thích đọc sách, nghiên cứu tài liệu, học tiếng anh, hoặc yêu thể thao… sẽ thể hiện được tính hiện đại, hòa đồng của mình.
Những Mẫu CV Hay Nhất